Nên lựa chọn đẻ thường hay đẻ mổ?
Việc lựa chọn sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ sản khoa sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé để đưa ra chỉ định phù hợp. Thông thường, đẻ thường vẫn là hình thức được khuyến khích nhất, tuy nhiên trong một số trường hợp mẹ bầu có thể được chỉ định sinh mổ.
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo thêm đặc điểm và điều kiện của từng hình thức như sau:
Khi nào nên chọn đẻ thường?
Nếu sức khỏe mẹ và thai nhi ổn định thì đẻ thường là lựa chọn tốt hơn, cụ thể như sau:
- Sức khỏe mẹ: Mẹ cần có sức khỏe ổn định, không mắc các bệnh mãn tính hoặc bệnh nền nghiêm trọng.
- Sức khỏe bé: Thai nhi cần phát triển bình thường, không có biến chứng như nhau tiền đạo, dây rốn quấn cổ, hoặc u xơ tử cung phát triển to.
- Khung chậu phù hợp: Nếu khung chậu của mẹ đủ rộng để thai nhi có thể di chuyển qua đường âm đạo một cách an toàn, đẻ thường là lựa chọn tốt nhất.
- Quá trình chuyển dạ bình thường: Khi quá trình chuyển dạ diễn ra bình thường, không có biến chứng, đẻ thường giúp mẹ và bé tránh được các rủi ro liên quan đến phẫu thuật.
Khi nào nên chọn đẻ mổ?
Sinh mổ có thể chia thành hai loại: mổ chủ động và mổ cấp cứu. Những trường hợp sau đây thường được chỉ định sinh mổ chủ động:
- Mẹ bầu có sức khỏe yếu hoặc mắc các bệnh lý mãn tính không thể đảm bảo an toàn cho việc sinh thường.
- Khung chậu hẹp hoặc không đủ rộng để thai nhi có thể đi qua.
- Các biến chứng thai kỳ như bất thường nhau thai, dây rốn hoặc các vấn đề về đường sinh như tiểu đường thai kỳ nghiêm trọng.
- Mẹ mắc bệnh lây qua đường tình dục như lậu, HIV, giang mai, hoặc sùi mào gà, có thể truyền sang con trong quá trình sinh.
- Mẹ mang đa thai, song thai, hoặc thai to.
- Thai nhi có vị trí bất thường như ngôi mông, ngôi ngược hoặc ngôi ngang.
- Có tiền sử sinh mổ hoặc phẫu thuật tử cung.
- Thai nhi gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trước khi chuyển dạ bắt đầu.
Ngoài ra, mổ cấp cứu sẽ được thực hiện trong những trường hợp sau:
- Chuyển dạ kéo dài hoặc gặp khó khăn, mẹ bầu có dấu hiệu kiệt sức.
- Thai nhi bị kẹt trong quá trình ra khỏi tử cung.
- Nhau bong non hoặc mẹ bị xuất huyết nhiều trong quá trình chuyển dạ.
- Sa dây rốn gây nguy hiểm cho thai nhi.
Bất kể lựa chọn phương pháp sinh nào, sản phụ cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ trong suốt quá trình chuyển dạ để đảm bảo ca sinh diễn ra suôn sẻ và an toàn.
So sánh ưu nhược điểm của sinh thường và sinh mổ
Trên thực tế, vẫn có trường hợp mẹ đủ khả năng đẻ thường nhưng muốn chọn đẻ mổ. Vì vậy bạn có thể tham khảo ưu nhược điểm cụ thể của từng phương pháp để có lựa chọn sinh nở phù hợp hơn.
Ưu nhược điểm đổi với người mẹ
Sinh thường | Sinh mổ | |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Ưu nhược điểm đối với con
Sinh thường | Sinh mổ | |
Ưu điểm |
| Sinh mổ đảm bảo an toàn cho bé, đặc biệt là trong trường hợp thai nhi có kích thước lớn hoặc quá ngày dự sinh. Nó cũng giúp dễ dàng xử lý nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra, đặc biệt đối với những thai nhi gặp phải tình trạng nguy hiểm. |
Nhược điểm | Trẻ có thể gặp phải chấn thương khi mẹ sinh khó, chẳng hạn như khi bé quá to bị kẹt vai, hoặc khi cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ trong quá trình sinh. |
|
Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ y tế chất lượng cao với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm.
Gói chăm sóc thai sản toàn diện của chúng tôi bao gồm các lần khám định kỳ, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, dịch vụ sinh và chăm sóc sau sinh với mức phí trọn gói, giúp mẹ bầu yên tâm tận hưởng hành trình thai kỳ và chuẩn bị đón bé yêu chào đời.
Để được tư vấn sức khỏe cụ thể từ các chuyên gia uy tín và giàu kinh nghiệm về sản phụ khoa, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 024.3577.1100.
Khi quyết định nên đẻ thường hay đẻ mổ, điều quan trọng nhất là phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ sản khoa và đảm bảo rằng quyết định đó dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của cả mẹ và thai nhi. Hãy luôn nhớ rằng, mỗi phương pháp sinh đều có những ưu và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn phù hợp nhất sẽ giúp đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và bé.