Skip to content
Tin tức và Ưu đãi - Tháng 5 29, 2025

Tức ngực khó thở có phải do bệnh tim?

Cập nhật lần cuối: Tháng 7 4, 2025

Tư vấn y tế: BS. Alain Patrice Lebon

Tức ngực khó thở là gì? Tức ngực khó thở là tình trạng bệnh nhân bị đè nén, chèn ép, thắt chặt ở vùng ngực dẫn đến việc cảm thấy không lấy đủ không khí vào phổi, thở hổn hển.  Tức ngực khó thở có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và do …

Tức ngực khó thở có phải do bệnh tim?

Tức ngực khó thở là gì?

Tức ngực khó thở là tình trạng bệnh nhân bị đè nén, chèn ép, thắt chặt ở vùng ngực dẫn đến việc cảm thấy không lấy đủ không khí vào phổi, thở hổn hển. 

Tức ngực khó thở có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tức ngực khó thở là biểu hiện của bệnh gì?

Khi bị tức ngực khó thở, nhiều người thường nghĩ ngay tới vấn đề tim mạch, tuy nhiên triệu chứng này có thể liên quan tới 3 nhóm bệnh chính bao gồm: bệnh tim mạch, bệnh lý ở phổi và bệnh đường tiêu hóa.

Bệnh tim mạch

Khi có triệu chứng tức ngực, khó thở nhóm bệnh đầu tiên cần được cân nhắc tầm soát là nhóm bệnh lý tim mạch. Các vấn đề tim mạch gây tức ngực khó thở bao gồm:

tuc nguc kho tho

Bệnh liên quan đến phổi 

3. Bệnh đường tiêu hóa

Nếu triệu chứng tức ngực khó thở đi kèm với nôn hoặc buồn nôn, người bệnh cần lưu ý đến vấn đề đường tiêu hóa:

Tức ngực khó thở do vấn đề tâm lý hoặc sau khi vận động

Trong một số trường hợp, tức ngực khó thở có thể không liên quan đến các nhóm bệnh kể trên mà đơn thuần là do yếu tố tâm lý. Tình trạng tức ngực, khó thở xuất hiện khi chúng ta lo lắng, hồi hộp, căng thẳng kéo dài hoặc quá hoảng sợ.

Nếu tình trạng tức ngực khó thở chỉ xảy ra với tần suất thấp, không đi kèm với các triệu chứng khác, bạn chỉ cần cân bằng cảm xúc, điều chỉnh lối sống, hạn chế các chất kích thích, nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục đều đặn.

Ngoài ra, sau khi vận động cường độ cao bạn có thể bị tức ngực kèm theo triệu chứng tim đập nhanh. Thông thường sau khi nghỉ ngơi, nhịp tim sẽ trở về trạng thái bình thường và cơn tức ngực giảm bớt. 

Tuy nhiên, nếu sau khi nghỉ ngơi tình trạng này vẫn không thuyên giảm hoặc thường xuyên lặp lại, đây có thể là biểu hiện của bệnh lý tim mạch.

Tức ngực khó thở khi mang thai

Phụ nữ mang thai thường bị khó thở buồn nôn ở hai giai đoạn là 3 tháng đầu thai kỳ và cuối thai kỳ. Trong ba tháng đầu mang thai, cơ thể người mẹ có sự thay đổi về hormone gây ốm nghén khiến mẹ bầu khó thở, buồn nôn, chóng mặt.

Do tăng hormone progesterone, thai phụ thở nhanh hơn bình thường, tim làm việc nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của bản thân và thai nhi dẫn đến khó thở, mệt mỏi. Ở thời điểm cuối thai kỳ thể tích phổi cũng giảm, thai to khiến thai phụ mệt mỏi, khó thở nhiều hơn.

Tức ngực khó thở có những biến chứng gì?

Tức ngực khó thở có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh mạch vành, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim cấp, thuyên tắc phổi, ung thư phổi,… Nếu không được xác định sớm và điều trị phù hợp, bệnh nhân có thể bị biến chứng nghiêm trọng thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng. Do đó, cần đặc biệt cẩn trọng với triệu chứng đau tức ngực khó thở xảy ra thường xuyên và cường độ tăng dần.

Nên làm gì khi gặp tình trạng tức ngực khó thở?

Khi nhận thấy dấu hiệu đau tức vùng ngực, cảm giác bóp nghẹt, đèn nén vùng tim và khó thở, bạn cần ngay lập tức dừng công việc đang làm, chọn vị trí an toàn để ngồi xuống nghỉ ngơi, hít thở nhẹ nhàng và ổn định tinh thần.

Nếu cơn tức ngực khó thở nhanh chóng qua đi, bạn có thể xem xét điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống hàng ngày để hạn chế tình trạng này.

Tuy nhiên nếu cơn tức ngực xảy ra dữ dội hoặc lặp lại nhiều lần không rõ nguyên nhân, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra xác định chính xác nguyên nhân. Sau khi phát hiện bệnh, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Tình trạng tức ngực khó thở được chẩn đoán thế nào?

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, khai thác bệnh sử và mô tả của bệnh nhân về đặc điểm cũng như tần suất của những cơn tức ngực khó thở. Nếu nghi ngờ bệnh nhân có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định chuyên sâu để xác định chính xác nguyên nhân gây khó thở. Một số chỉ định phổ biến để chẩn đoán bệnh lý liên quan đến tức ngực khó thở bao gồm:

Phương pháp điều trị chứng tức ngực khó thở

Tức ngực khó thở là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau nên phương pháp điều trị phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây tức ngực khó thở. 

Nếu tức ngực khó thở do nguyên nhân tim mạch, bệnh nhân sẽ được can thiệp từ nội khoa đến ngoại khoa để phục hồi chức năng tim, sửa chữa những bất thường ở tim và dự phòng biến chứng nguy hiểm của bệnh lý tim mạch.

Tức ngực liên quan đến phổi, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc cho viêm phế quản, viêm phổi. Vật lý trị liệu, thở oxy và phục hồi chức năng phổi thường được áp dụng cho các bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Với các bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, bạn sẽ cần điều chỉnh chế độ ăn, không dùng chất kích thích, hạn chế căng thẳng và dùng một số loại thuốc hỗ trợ.

Trong các trường hợp tức ngực khó thở do tâm lý, việc điều chỉnh lối sống kết hợp với một số loại thuốc hỗ trợ chống lo âu là cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên tự chẩn đoán hoặc dùng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ.

Cách phòng ngừa và cải thiện tức ngực khó thở

Tình trạng tức ngực khó thở có thể được phòng ngừa và cải thiện bằng cách:

Tầm soát bệnh lý tim mạch tại Bệnh viện Việt Pháp

Tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, bạn sẽ được thăm khám cụ thể, tư vấn và điều trị triệt để các vấn đề sức khỏe gây tức ngực khó thở, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về tim mạch.

tham kham tim mach

Tại Trung tâm dự phòng bệnh lý tim mạch, với đội ngũ bác sĩ người Pháp và Việt Nam nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại, bệnh nhân sẽ được xác định chính xác nguyên nhân gây tức ngực khó thở qua các biện pháp như:

Trong trường hợp phát hiện nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, đau ngực, rối loạn nhịp tim…bệnh nhân sẽ được điều trị với phác đồ phù hợp nhất để sửa chữa và phục hồi chức năng tim.

Với những trường hợp bệnh nhân khó thở liên quan đến vấn đề phổi hoặc tiêu hóa, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội sẽ thăm khám và phối hợp liên chuyên khoa để đưa ra phương án điều trị toàn diện nhất.

Để đặt lịch thăm khám, khách hàng vui lòng liên hệ hotline 024 3577 1100.

Cấp cứu

(84-24) 3574 1111

Đội ngũ bác sĩ cấp cứu và bác sĩ phẫu thuật được đào tạo nội bộ sẵn sàng 24/7.
Tất cả các bác sĩ chuyên khoa đều sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp khẩn cấp.

Chatbot