Khoa Tâm Bệnh Học & Liệu Pháp Tâm Lý
Tâm bệnh học là một chuyên ngành y học nhằm đánh giá, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh và phục hồi chức năng các bệnh lý tâm thần. Mục đích đầu tiên của chuyên ngành này làm giảm nhẹ những rối loạn tâm thần và nhằm cải thiện trạng thái sức khỏe tâm thần. Những hoạt động này có thể tiến hành ở bệnh viện, phòng khám hoặc ở cộng đồng và người bệnh có thể tham gia một cách tự nguyện hoặc không tự nguyện. Tâm bệnh học tiếp cận theo học thuyết về y học, đồng thời có tính đến các quan điểm sinh học, tâm lý học, xã hội học và văn hóa. Điều trị bằng các thuốc cùng phối hợp với các liệu pháptâm lý có thể đem lại hiệu quả điều trị tối ưu.
Liệu pháp tâm lý là biện pháp can thiệp tới mối quan hệ và sự tương tác giữa các chủ thể được thực hiện bởi các nhà trị liệu tâm lý chuyên nghiệp nhằm giúp khách hàng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Liệu pháp này hướng đến sự gia tăng cảm giác hài lòng và giảm thiểu nhữngthan phiền của từng cá thể. Nhà trị liệu tâm lý ứng dụng các kỹ thuật dựa trên cơ sở thiết lập các mối quan hệ hài hòa, tọa đàm, giao tiếp và thay đổi hành vi, mà những kỹ thuật này nhằm cải thiện trạng thái sức khỏe tâm thần của khách hàng hay người bệnh, cũng như cải thiện mối quan hệ nhóm (như trong gia đình).
Trắc nghiệm tâm lý được xem là những xét nghiệm cận lâm sàng để giúp các bác sĩ đánh giá đặc điểm tâm lý, các trạng thái tâm bệnh và nhân cách của một cá thể.
Dịch vụ và điều trị:
- Khám lâm sàng,
- Xử lý các trạng thái cấp cứu tâm thần,
- Khám theo dõi (Tư vấn điều trị),
- Tư vấn Tâm lý,
- Trị liệu tâm lý cá nhân (Ám thị, Thôi miên,Thư giãn, Liệu pháp hành vi),
- Tâm lý trị liệu nhóm,
- Liệu pháp gia đình,
- Các trắc nghiệm tâm lý.
Trang thiết bị (Các trắc nghiệm tâm lý)
- Nhân cách: MMPI, test Giessen, EPI,..-
- Rối loạn cảm xúc: Beck, Jung, Hamilton,..
- Test trí tuệ: Raven, Wechsler,..
- Stress tests
Các rối loạn tâm bệnh thường gặp
- Các rối loạn liên quan đến stress: lo âu, trầm cảm, Rối loạn ám ảnh sợ, Rối loạn phân ly,..,
- Loạn thần thực tổn: Mất trí, loạn thần thực tổn,..
- Tâm thần phân liệt,
- Rối loạn stress sau sang chấn (nạn nhân bị tấn công,..),
- Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, ngủ nhiều, rối loạn nhịp thức-ngủ,..
- Rối loạn chức năng tình dục: Rối loạn chức năng khoái cực, Xuất tinh sớm,..
- Rối loạn ăn uống: Chứng chán ăn, Chứng cuồng ăn,..
- Chứng rối loạn cảm xúc: Giai đoạn trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực,..
- Những rối loạn về nhân cách và hành vi người trưởng thành,
- Tâm bệnh nhi: rối loạn phát triển về phát âm và Ngôn Ngữ, Chứng Tự Kỷ, Tics, Tăng động giảm chú ý,..