Skip to content
Tin tức và Ưu đãi - Tháng 5 29, 2025

Ngất xỉu (Té xỉu): Nguyên nhân, triệu chứng và đối tượng nguy cơ

Cập nhật lần cuối: Tháng 7 4, 2025

Ngất xỉu là gì? Ngất, ngất xỉu, té xỉu là hiện tượng mất ý thức đột ngột kèm theo mất trương lực tư thế (ngã) do thiếu hụt máu lên não trong thời gian ngắn, thường phục hồi trong vài giây tới vài phút.

Ngất xỉu (Té xỉu): Nguyên nhân, triệu chứng và đối tượng nguy cơ

Ngất xỉu là gì?

Ngất, ngất xỉu, té xỉu là hiện tượng mất ý thức đột ngột kèm theo mất trương lực tư thế (ngã) do thiếu hụt máu lên não trong thời gian ngắn, thường phục hồi trong vài giây tới vài phút. Trong khi ngất, bệnh nhân không cử động được, đầu chi lạnh, mạch yếu và thở nông.

Tiền ngất là hiện tượng choáng váng, mệt lả khiến bệnh nhân có cảm giác sắp ngất nhưng không mất ý thức. Ngất và tiền ngất có thể được mô tả cùng triệu chứng do thường cùng nguyên nhân gây ra.

Ngất xỉu không được coi là một bệnh mà chỉ là một triệu chứng liên quan đến một số vấn đề sức khỏe.

Triệu chứng

Bạn có thể gặp một số dấu hiệu trước khi sắp ngất như:

Một số trường hợp có thể gặp phải:

Cảm giác mệt mỏi, lờ đờ có thể kéo dài vài giờ sau khi ngất xỉu.

Nguyên nhân gây ngất xỉu

Ngất xỉu đột ngột thường không nghiêm trọng nhưng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Các nguyên nhân chủ yếu gây ngất xỉu bao gồm:

Ngất phản xạ

Ngất phản xạ bao gồm các dạng ngất gây ra do cơ chế tự điều chỉnh huyết áp của cơ thể không hoạt động hiệu quả dẫn đến giảm huyết áp và lưu lượng máu lên não. Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể bị kích thích bởi một yếu tố cụ thể như:

Ngất do tim

Đa số các trường hợp suy giảm lưu lượng máu đến não gây ngất đều do giảm cung lượng tim. Cung lượng tim là tần số của dòng máu hay hiểu đơn giản là lượng máu được tim bơm đi trong một đơn vị thời gian (thường là phút). Cung lượng tim đảm bảo các tế bào trong từng bộ phận của cơ thể nhận được lượng oxy cần thiết theo nhu cầu hoạt động. Khi cung lượng tim giảm, não không tiếp nhận đủ máu và oxy gây ngất xỉu.

Giảm cung lượng tim có thể do:

Những bệnh nhân có tiền sử tắc nghẽn đường tống máu (đặc biệt bệnh nhân hẹp van động mạch chủ hoặc bị bệnh cơ tim phì đại) có thể ngất khi hoạt động thể lực hoặc sử dụng thuốc giảm mạch và giảm lưu lượng tuần hoàn.

Ngất cũng có thể do loạn nhịp tim khi nhịp tim quá nhanh không đủ thời gian làm đầy tâm thất hoặc quá chậm gây suy giảm cung lượng tim. 

ngat

Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng là tình trạng nhịp tim tăng nhanh khi đổi tư thế từ nằm ngồi sang đứng khiến máu không đủ lên não. Người bệnh thường hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, nặng hơn là ngất.

Ngất do phản xạ cường phế vị hoặc ngất do cơ chế thần kinh tim liên quan đến tình trạng giảm hồi lưu tĩnh mạch, tăng áp lực lồng ngực, tăng trương lực phó giao cảm và mất trương lực giao cảm (do thuốc, tăng áp lực xoang cảnh, rối loạn chức năng thần kinh thực vật). 

Hạ huyết áp tư thế

Hạ huyết áp tư thế là tình trạng huyết áp tư thế bị suy giảm quá mức khi đứng dậy khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ hoặc ngất. Hiện tượng này sẽ biến mất nhanh chóng khi nằm xuống.

Hạ huyết áp tư thế gây ngất do rối loạn các cơ chế phục hồi mức suy giảm hồi lưu tĩnh mạch khi đứng (nhịp nhanh xoang, co mạch hoặc cả hai).

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ngất ở người cao tuổi là hạ huyết áp tư thế do sự kết hợp của nhiều yếu tố như xơ vữa động mạch, giảm hồi lưu tĩnh mạch do sự suy giảm chức năng của bơm cơ xương do ít vận động, thoái hoá nút xoang nhĩ và hệ thống dẫn truyền do bệnh lý cấu trúc tim.

Bệnh mạch máu não

Trong hầu hết các trường hợp, đột quỵ, cơn thiếu máu não thoáng qua hay các bệnh mạch máu não khác hiếm khi gây ngất do bệnh không làm tổn thương phần cấu trúc trung tâm của não – nơi chịu trách nhiệm chính gây mất ý thức. Tuy nhiên, người bệnh có thể ngất đột ngột do thiếu máu cục bộ động mạch thân nền liên quan đến cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, đột quỵ hoặc đau nửa đầu. 

Trong một số ít các trường hợp, bệnh viêm hoặc thoái hóa cột sống có thể gây hội chứng động mạch sống nền, làm giảm tưới máu, từ đó có thể gây ngất khi đầu thay đổi ở một số tư thế nhất định.

Ngất đột ngột không rõ nguyên nhân

Đa số các trường hợp ngất không rõ nguyên nhân thường liên quan đến thuốc điều trị bệnh lý mà người bệnh đang sử dụng

Ngất do thói quen sinh hoạt

Các vấn đề sinh hoạt gây hạ huyết áp, thiếu oxy lên não như căng thẳng kéo dài, nhịn ăn uống, sử dụng chất kích thích có thể dẫn đến ngất xỉu.

Nguyên nhân khác 

Ngất đột ngột có thể xảy ra do tình trạng mất máu (chấn thương, chảy máu dạ dày), mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy kéo dài, thiếu máu, hoạt động quá sức, một số bệnh lý về phổi.

Ngoài ra nguyên nhân gây ngất đột ngột có thể liên quan tới một số loại thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc lợi tiểu (thuốc nước), thuốc chẹn kênh canxi và thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chống loạn thần cho rối loạn sức khỏe tâm thần, thuốc kháng histamin cho dị ứng và opioid.

Ai có nguy cơ bị ngất xỉu?

Ở bất kể độ tuổi, giới tính nào, tất cả chúng ta đều có nguy cơ bị ngất xỉu. Một số nhóm đối tượng có thể ngất thường xuyên hơn:

Ngất đột ngột có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu bạn có thể hồi phục nhanh chóng ngay sau ngất, tình trạng có thể không đáng lo ngại nhưng nếu đó là lần đầu tiên bạn ngất bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra và xác định rõ nguyên nhân vì ngất có thể là biểu hiện của một số bệnh lý tim mạch nghiêm trọng.

Ngất đột ngột nguy hiểm khi người ngất không làm chủ được ý thức và các chức năng vận động gây chấn thương, người bệnh đang ở một mình không thể liên hệ y tế hỗ trợ hoặc ngất liên quan đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có khả năng để lại di chứng.

Người bị ngất cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất nếu:

Phòng ngừa nguy cơ ngất xỉu

Khi có dấu hiệu choáng váng, bạn có thể tránh ngất bằng cách:

Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta có thể phòng ngừa nguy cơ ngất xỉu bằng cách:

Những người có khả năng ngất xỉu khi nhìn thấy hoặc nghĩ đến việc tiêm hoặc lấy máu có thể báo cho nhân viên y tế trước khi thực hiện, nằm xuống, trước khi bắt đầu quy trình.

Điều trị ngất xỉu

Ngất xỉu liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý tim mạch. Do đó ngay lần đầu tiên bị ngất đột ngột, người bệnh cần được thăm khám và tầm soát chuyên sâu để xác định chính xác nguyên nhân gây ngất cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan.

Khi thăm khám bác sĩ sẽ hỏi rõ về bệnh sử, các lần ngất trước đó, triệu chứng đi kèm cơn ngất, các thuốc đang sử dụng.

Người bệnh có thể được chỉ định điện tâm đồ, siêu âm tim, đo độ bão hòa oxy máu theo xung mạch, thực hiện một số xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân gây ngất. Nếu nghi ngờ ngất do nguyên nhân rối loạn nhịp tim, người bệnh có thể được chẩn đoán bằng các phương pháp hiện đại như điện tim holter và kỹ thuật thăm dò điện sinh lý.

sieu am tim

Nếu kết quả cho thấy không có vấn đề bệnh lý, người bệnh chỉ cần cân đối chế độ sinh hoạt, hạn chế chuyển tư thế đột ngột, ăn uống lành mạnh, tập thể dục vừa sức hoặc thay đổi một số loại thuốc đang sử dụng.

Nếu ngất đột ngột được chẩn đoán liên quan đến bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, bệnh nhân sẽ được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, người bệnh sẽ được điều trị rối loạn nhịp tim bằng các phương pháp như dùng thuốc, máy tạo nhịp tim, liệu pháp phế vị, đốt điện, sốc chuyển nhịp. Nếu các phương pháp can thiệp này chưa hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật điều trị rối loạn nhịp tim. Phương pháp phẫu thuật phổ biến là phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Điều trị rối loạn nhịp tim cần được tiến hành bởi bác sĩ có chuyên môn cao, theo dõi sát sao để đảm bảo hiệu quả cao nhất cho người bệnh.

Được đầu tư đồng bộ cả về đội ngũ chuyên môn và hệ thống thiết bị tiên tiến, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đã và đang là địa chỉ uy tín trong tầm soát, thăm khám và điều trị bệnh lý lý tim mạch:

Để đặt lịch thăm khám,  khách hàng vui lòng liên hệ hotline 024 3577 1100.

 

Cấp cứu

(84-24) 3574 1111

Đội ngũ bác sĩ cấp cứu và bác sĩ phẫu thuật được đào tạo nội bộ sẵn sàng 24/7.
Tất cả các bác sĩ chuyên khoa đều sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp khẩn cấp.

Chatbot